Công trình xanh là xu hướng được sử dụng phổ biến hiện nay và KTS Minh Thủy là một trong những người theo đuổi triết lý này. Chị cho biết: "Dù có thể chưa đảm bảo được toàn bộ, tôi luôn cố gắng hướng đến các tiêu chí khi lựa chọn vật liệu cho các dự án như: không độc hại, nguyên liệu có thể tái chế, tiết kiệm tài nguyên, vòng đời sử dụng lâu dài và quan tâm đến môi trường".
Vật liệu không nung hiện nay được đánh giá là một trong các vật liệu xanh hiệu quả cho công trình, cấu trúc độ xốp cao giúp giảm điện năng sử dụng để làm thoáng mát không gian. Vì vậy, nhiều kiến trúc sư chú trọng việc đưa vật liệu không nung vào các vị trí phù hợp trong công trình.
Lựa chọn vật liệu chất lượng - một yếu tố để công trình trọn vẹn từ thiết kế đến thi công.
Tuy nhiên, cấu trúc của vật liệu không nung thường có độ rỗng cao, độ thấm hút nước lớn dễ gây tình trạng nứt bộp trong công trình. Không chỉ riêng vật liệu không nung, vật liệu truyền thống đôi khi cũng gặp phải hiện tượng tương tự.
Để trọn vẹn từ khâu thiết kế, thi công đến hoàn thiện công trình, chị Minh Thủy cho biết, mỗi một vật liệu sử dụng phải đảm bảo chất lượng tốt nhất. Đặc biệt ngày nay, khi các kiến trúc sư áp dụng các vật liệu xanh, không nung cho công trình để đảm bảo triết lý trong các thiết kế, thì việc lựa chọn vật liệu càng là thách thức lớn.
Từng thực hiện nhiều dự án, nhiều loại công trình, đơn vị thiết kế và thi công của KTS Minh Thủy cho hay, để đưa một sản phẩm vào dự án, công trình, cần có quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thử nghiệm thực tiễn. Đặc biệt là tại các công trình có mảng tường gồ ghề, muốn xử lý thì cần lượng vữa nhiều hơn để tạo phẳng, đồng thời phải tô trát kỹ lưỡng mới đảm bảo việc không nứt chân chim và tạo sự đồng đều về chất lượng bề mặt.
Chị Thủy từng có quyết định đưa vật liệu mới vào trong quá trình thi công cho một công trình ở Bùi Viện, Hải Phòng, đó là sử dụng vữa tô gốc thạch cao để hoàn thiện cho tường tô nội thất của công trình. Thời gian đầu, khi được giới thiệu sản phẩm, chị Thủy đắn đo vì đây là sản phẩm mới, chỉ qua giới thiệu thì không thể đưa ngay vào công trình. Nhưng sau khi chọn bức tường gồ ghề, khó làm phẳng nhất trong công trình để thử nghiệm sản phẩm này thì chị đã hoàn toàn bị thuyết phục.
Vữa tô nội thất gốc thạch cao Vĩnh Tường - Gyproc của Saint-Gobain có khả năng chống nứt tốt.
Chị Thủy áp dụng thử vữa tô nội thất Saint-Gobain trên một diện tích khoảng 40m2 và nhận thấy các ưu điểm như việc thi công thuận tiện và dễ dàng, nhanh gọn, sạch sẽ do vữa đã được đóng bao thành phẩm, với tỷ lệ các thành phần được hòa trộn chuẩn xác, trong khi trường hợp tự pha vữa thủ công thì cần kiểm tra nghiêm ngặt về mác vữa hay tỷ lệ xi măng. Điều này giúp giảm thiểu đáng kể việc sửa lỗi trong quá trình tô tường. Nếu ứng dụng trong các dự án lớn, ưu điểm này càng phát huy tác dụng lớn hơn khi giúp xử lý lỗi kỹ thuật hiệu quả.
Vữa tô nội thất gốc thạch cao Vĩnh Tường-Gyproc - Giải pháp vữa tô chống nứt được phát triển bởi Saint-Gobain Việt Nam, sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu EN 13279 dành cho vữa thạch cao, đạt chứng nhận hợp chuẩn của Viện Vật liệu xây dựng.
Sản phẩm chất lượng cao, ổn định với độ liên kết và bám dính vượt trội. Phụ gia đặc biệt được sử dụng để sản xuất vữa tô nội thất Vĩnh Tường-Gyproc giúp giảm độ hút nước của nền, giảm co ngót và chống nứt hiệu quả, giải quyết các vấn đề nứt chân chim trên bề mặt tường tô.
Ngoài ra, sản phẩm còn có có khả năng làm phẳng bề mặt tường với khả năng tạo độ dày lớp vữa từ 5mm 15mm trong 1 lần tô; tương thích với mọi bề mặt tường, đặc biệt là tường không nung; là giải pháp vữa tô trộn sẵn, giúp rút ngắn thời gian thi công. Sau 24h sau khi tô tường là có thể hoàn thiện các bước tiếp theo.
Thế Đan
Bình luận