Logo Phú Ngọc Land
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ PHÚ NGỌC LAND
svgImg

Những điều cần biết về thang bảng lương

26/07/2022 | 91 lượt xem

Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây, hy vọng sẽ giúp các bạn kế toán chưa có kinh nghiệm bổ sung thêm kiến thức và kinh nghiệm phục vụ tốt cho công việc hiện tại của mình

Thang bảng lương là gì? Vì sao doanh nghiệp phải xây dựng thang bảng lương? Bộ hồ sơ xây dựng thang bảng lương gồm những gì? Cách xây dựng thang bảng lương như thế nào ? Hồ sơ và thủ tục xây dựng thang bảng lương của doanh nghiệp ra sao? Không đăng ký thang bảng lương có sao không? Không đăng ký thang bảng lương có bị phạt không?

1. Thang bảng lương là gì?

Thang bảng lương là hệ thống các nhóm lương, ngạch lương và các bậc lương được thiết kế làm cơ sở trả lương cho người lao động. Tùy theo năng lực, mức độ phức tạp của công việc. Doanh nghiệp sẽ trả lương cho người lao động dựa trên thang bảng lương đã xây dựng.

2. Vì sao doanh nghiệp phải xây dựng thang bảng lương
Doanh nghiệp bắt buộc phải nộp thang bảng lương cho phòng lao động thương binh xã hội hàng năm

Xây dựng thang bảng lương thể hiện sự minh bạch trong việc trả lương cho nhân viên theo đúng năng lực. Lãnh đạo doanh nghiệp sẽ thuận lợi trong việc thương lượng trả lương cho nhân viên. Vì căn cứ vào thang bảng lương mỗi người lao động sẽ được trả theo đúng quy định và năng lực làm việc của mình. Từ đó, tạo động lực cho người lao động phấn đấu để đạt mức lương cao hơn và năng suất lao động cũng được tăng lên.

Thang bảng lương còn thể hiện sự chuyên nghiệp trong hệ thống quản lý lao động trong công ty. Giúp nhà quản lý doanh nghiệp có thể quản lý chi phí lương cực kỳ hiệu quả

3. Bộ hồ sơ xây dựng thang bảng lương gồm những gì?
Tải bộ hồ sơ xây dựng thang bảng lương 2018 : chat với tư vấn viên (giờ hành chính nha )

Bộ hồ sơ xây dựng thang bảng lương mẫu bao gồm:
1. Công văn gửi Phòng Lao động thương binh và xã hội
2. Quyết định ban hành hệ thống thang, bảng lương
3. Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương
4. Bảng hệ thống thang, bảng lương
5. Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng
6. Khai trình sử dụng lao độnglần đầu hoặc định kỳ (nếu chưa nộp trước đó)
7. Quy chế lương, bảng phụ cấp (xây dựng để phục vụ cho công việc quyết toán thuế TNCN và đóng BHXH)
8. Văn bản xác nhận không có công đoàn cơ sở do Liên đoàn lao động ký đóng dấu (nếu không có tổ chức Công đoàn cơ sở)
Chú ý: Người lập mẫu biểu phải điền tên và số điện thoại và đi nộp trực tiếp kèm theo Giấy giới thiệu và CMND.

NƠI NỘP HỒ SƠ: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại 1 trong các địa điểm:

- Phòng Lao động thương binh xã hội quận/huyện

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND quận/huyện

** Hồ sơ và thủ tục xây dựng thang bảng lương của doanh nghiệp
– Công văn xin đăng ký hệ thống thang bảng lương: Gửi phòng lao động thương binh xã hội: lập theo mẫu quy định

– Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương: lập theo mẫu quy định

– Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương: trên biên bản có đầy đủ chữ ký của Giám đốc, thư ký và đại diện công đoàn cơ sở

– Hệ thống thang bảng lương: doanh nghiệp tự xây dựng hệ thống thang bảng lương theo các quy định đã nêu ở phần 3 và quy chế của doanh nghiệp

– Khai trình sử dụng lao động:

+ Nếu doanh nghiệp chưa nộp khai trình sử dụng lao động thì doanh nghiệp khai trình việc sử dụng lao động khi bắt đầu hoạt động

+ Báo cáo tình hình thay đổi về lao động 6 tháng đầu năm hoặc 6 tháng cuối năm

– Quy chế tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khác cho người lao động trong

doanh nghiệp: Doanh nghiệp tự xây dựng theo đặc thù sản xuất kinh doanh, định mức và quy chế tài chính của công ty

– Thủ tục in hồ sơ và gửi

Hồ sơ in làm 2 bộ và đóng thành quyển theo tứ tự trên và đóng dấu giáp lai giữa các trang và gửi phòng Lao động thương binh xã hội Quận/huyện.

Hình ảnh: Những điều cần biết về thang bảng lương

4. Cách xây dựng thang bảng lương như thế nào ?
Tùy vào đặc thù sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp xây dựng chức danh, vị trí công việc và bậc lương phù hợp với doanh nghiệp mình

4.1. Bậc 1: Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn Kiên làm việc tại Công ty A . Có địa chỉ kinh doanh tại Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Tại hợp đồng lao động có ghi mức lương cơ bản là: 4.000.000 đồng. Thì ta ghi vào Bậc 1 là: 4.000.000 đồng

4.2. Những người đã qua học nghề thì mức lương tối thiểu vùng phải cao hơn ít nhất 7%
Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn Kiên có bằng kỹ sư điện (trình độ đại học).

Vậy mức lương tối thiểu vùng của Ông Kiên để ghi vào bậc 1 là: (3.090.000 + 3.090.000 x 7%) = 3.306.300 đồng

4.3. Nếu lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%
Ví dụ 3: Ông Kiên làm trong công ty Sợi đay, do tính chất công việc có nhiều tiếng ồn và khói bụi. Nên mức lương tối thiểu vùng để ghi vào bậc 1 của ông Kiên là:

3.306.300 + (3.306.300 x 5%) = 3.471.615 đồng

4.4. Số lượng bậc
Số lượng bậc lương tùy vào cách xây dựng của doanh nghiệp. Người lao động khi mới vào làm thì áp dụng bậc 1. Và theo quy chế tăng lương của doanh nghiệp mỗi lần sẽ lên 1 bậc, các trường hợp đặc biệt có thể được nâng vượt bậc.

Khoảng cách giữa hai bậc lương liền kề phải đảm bảo khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng phải đảm bảo bậc sau lớn hơn bậc trước 5%

Ví dụ 4: Lương Bậc 1 của bà Nguyễn Thị Hải là: 4.000.000 đồng

→ Lương Bậc 2 của bà Hải là: 4.000.000 + 4.000.000 x 5% = 4.200.000 đồng

5. Không đăng ký thang bảng lương có bị phạt không?

Mình xin trích quy định về Mức phạt không đăng ký thang bảng lương, không xây dựng thang bảng lương với sở LĐTBXH.

Kể từ ngày 25/11/2015 Theo khoản 5 điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP ban hành ngày 07/10/2015: Quy định về mức phạt về tiền lương cụ thể như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động hoặc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định pháp luật;
b) Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;
c) Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;
d) Không thông báo cho người lao động biết trước về hình thức trả lương ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện.

3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi:
- Trả lương không đúng hạn;
- Trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;
- Không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật;
- Khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật;
- Trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm.

Mức phạt cụ thể như sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

 

 

Bình luận

Nhận tin tức qua email Mới
0938.508.777 logo Liên hệ qua mail logo Liên hệ qua Zalo logo Chat trực tiếp qua Fanpage logo
double-up.png