Logo Phú Ngọc Land
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ PHÚ NGỌC LAND
svgImg

Thì ra đây là lý do thị trường xăng dầu gần đây biến động mạnh

12/10/2022 | 216 lượt xem

(laodong.vn) Theo báo lao động đưa tin Ngày 11/8/2022, 7 "ông lớn" bị tước giấy phép kinh doanh xăng dầu: Sau tước có thu hồi? , đến hôm nay 12/10/2022 được một số chuyên gia đặt ra câu hỏi Làm thế nào để lập lại trật tự thị trường xăng dầu?, Vì sao có những doanh nghiệp 3 tháng không nhập xăng dầu? đúc kết tất cả vấn đề chúng ta sẽ hiểu rõ vì sao thị trường xăng dầu hiện nay đang vấp phải nhiều biến động mạnh.

7 "ông lớn" bị tước giấy phép kinh doanh xăng dầu: Sau tước có thu hồi?

Đáng chú ý, trong số 7 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu vừa bị tước giấy phép thì có 2 doanh nghiệp đã từng bị tước giấy phép kinh doanh do vướng phải lùm xùm buôn lậu xăng dầu hồi năm ngoái. Tuy nhiên, sau khi có đoàn thanh, kiểm tra chuyên ngành, doanh nghiệp này lại tiếp tục bị thu hồi giấy phép.

Doanh nghiệp lên tiếng việc tước giấy phép kinh doanh của một số doanh nghiệp đầu mối

Như Báo Lao Động đã phản ánh trong bài viết trước, hiện có 7 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu bị tước giấy phép hoạt động.

Theo nguồn tin của Lao Động, ngày 10.8, Chi nhánh phân phối sản phẩm lọc dầu Nghi Sơn thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có văn bản gửi Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) về việc tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu của một số thương nhân đầu mối. 

Theo Chi nhánh phân phối sản phẩm lọc dầu Nghi Sơn, doanh nghiệp này đang thực hiện bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn theo các hợp đồng kinh tế với các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Trong năm 2022, Chi nhánh phân phối sản phẩm lọc dầu Nghi Sơn đã ký kết và triển khai thực hiện 22 hợp đồng dài hạn (Hợp đồng term) với 22 khách hàng là các thương nhân đầu mối trên cả nước.

Theo thông tin cập nhật từ Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, có một số thương nhân đầu mối đang ở tình trạng bị tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.

Trong đó có cả các thương nhân đầu mối đang là khách hàng của Chi nhánh phân phối sản phẩm lọc dầu Nghi Sơn, hoặc đang đề nghị đàm phán để trở thành khách hàng của doanh nghiệp này.

Doanh nghiệp đầu mối bị tước giấy phép kinh doanh xăng dầu. Ảnh chụp màn hình

Doanh nghiệp đầu mối bị tước giấy phép kinh doanh xăng dầu. Ảnh chụp màn hình

Doanh nghiệp đầu mối bị tước giấy phép kinh doanh xăng dầu. 

Do vậy, Chi nhánh phân phối sản phẩm lọc dầu Nghi Sơn đề nghị Bộ Công Thương có hướng dẫn, chỉ đạo về quyền mua các sản phẩm xăng dầu của các thương nhân đầu mối này từ nhà máy lọc dầu trong nước do Chi nhánh phân phối sản phẩm lọc dầu Nghi Sơn bao tiêu.

Việc này làm cơ sở để doanh nghiệp này tuân thủ đúng Nghị định 95 của Chính phủ trong quá trình thực hiện tiêu thụ sản phẩm lọc dầu Nghi Sơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiêu thụ, giải phóng sản phẩm xăng dầu Nghi Sơn giai đoạn hiện nay.

Theo chia sẻ của một số thương nhân xuất, nhập khẩu xăng dầu, chính vì không có thông tin, không biết chuyện các thương nhân nêu trên bị tước giấy phép, cho nên một số nhà máy lọc dầu, thương nhân xuất nhập khẩu xăng dầu vẫn giao dịch, mua bán (theo hợp đồng đã ký) với các thương nhân đầu mối bị tước giấy phép sau ngày 25.7.2022 tới trước ngày Bộ Công Thương đăng tải thông tin. Việc giao dịch, mua bán như vậy được cho là mua bán trái phép xăng dầu, hoặc xuất nhập khẩu lậu xăng dầu.

"Lẽ ra khi tước giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, phải thông báo trước ít nhất 10 ngày để nhà máy lọc dầu, thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu dừng ngay giao dịch mua bán, kinh doanh với các thương nhân đầu mối bị tước.

Còn các tổng đại lý, đại lý của những thương nhân đầu mối bị tước giấy phép chuyển đổi nguồn, lấy hàng từ những thương nhân đầu mối không bị tước giấy phép", một thương nhân đầu mối cho biết.

Lỗ hổng quản lý

Trao đổi với Lao Động, một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu cho biết, trong số 7 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu vừa bị tước giấy phép, có 2 doanh nghiệp đã từng bị tước giấy phép kinh doanh do vướng phải lùm xùm buôn lậu xăng dầu hồi năm ngoái, sau đó được phục hồi giấy phép. Tuy nhiên, sau khi có đoàn thanh, kiểm tra chuyên ngành, những doanh nghiệp này lại tiếp tục bị thu hồi giấy phép.

Vị này phân tích, theo quy định tại Nghị định 83 và Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu, một trong những điều kiện để trở thành thương nhân xuất, nhập khẩu xăng dầu phải đảm bảo có 40 đại lý và 10 cửa hàng sở hữu, đồng sở hữu.

Công ty cổ phần nhiên liệu Phúc Lâm đã từng bị tước giấy phép hoạt động xăng dầu vào tháng 4 năm ngoái do liên quan đến vụ buôn lậu xăng dầu. Ảnh: V.T

Công ty cổ phần nhiên liệu Phúc Lâm đã từng bị tước giấy phép hoạt động xăng dầu vào tháng 4 năm ngoái do liên quan đến vụ buôn lậu xăng dầu. Ảnh: V.T 

"Khi những thương nhân đầu mối này bị tước giấy phép kinh doanh, buộc những đại lý phải tìm nguồn thay thế, nếu không sẽ phải đối diện với việc đóng cửa hàng, ngừng kinh doanh.

Chính vì vậy, rất khó để cho những thương nhân đầu mối có đủ điều kiện để được cấp lại giấy phép kinh doanh xăng dầu trong thời gian ngắn", theo đại diện doanh nghiệp đầu mối xăng dầu.

Qua đó, vị này cho rằng, khi doanh nghiệp đã nhiều lần bị tước giấy phép, cần phải rà soát lại một cách kỹ lưỡng, thận trọng xem có đủ điều kiện hay không? Nếu không đủ điều kiện, dứt khoát phải thu hồi giấy phép để làm trong sạch, lành mạnh thị trường. Đồng thời công tác hậu kiểm cần phải được triển khai quyết liệt, tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.

Vị này cũng thắc mắc tại sao có doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu đã bị tước giấy phép trước đó do liên quan đến vấn đề buôn lậu xăng dầu, nhưng chỉ vài tháng sau, những doanh nghiệp đó lại được Bộ Công Thương phục hồi, cấp lại giấy phép kinh doanh xăng dầu. Sau khi có đoàn thanh kiểm tra chuyên ngành, thì đến tháng 7 vừa qua lại tiếp tục tước giấy phép của họ.

"Tôi cho rằng đoàn thanh tra của Bộ Công Thương, Thanh tra Chính phủ cần xem xét lại việc cấp phép này có đúng quy trình và thủ tục theo Nghị định 83, Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu không. Nếu có sai sót thì cần xử lý theo các quy định của pháp luật để làm trong sạch, lành mạnh thị trường", vị chuyên gia cho hay.

Cũng theo tài liệu của Báo Lao Động, Bộ Công Thương vừa qua đã ban hành Quyết định về thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong kinh doanh xăng dầu của một số thương nhân kinh doanh xăng dầu.

Theo đó, Đoàn thanh tra của Bộ sẽ thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong kinh doanh xăng dầu của một số thương nhân kinh doanh xăng dầu. Đáng chú ý, quyết định này, ngoài được gửi cho các cá nhân, đơn vị liên quan, còn được gửi cho cả Thanh tra Chính phủ.

Đoàn thanh tra sẽ làm rõ việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu. Đặc biệt sẽ thanh tra các điều kiện đối với thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, như giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, giấy xác nhận đủ điều kiện thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu...

Vì sao có những doanh nghiệp 3 tháng không nhập xăng dầu?

Chỉ 19 trong số 33 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu nhập khẩu, còn lại không thấy nguồn hàng về. Câu hỏi đặt ra là hạn mức nhập khẩu đối với những doanh nghiệp này là bao nhiêu? Việc kiểm tra, kiểm soát nhập khẩu theo hạn ngạch được Bộ Công Thương giám sát như thế nào?

14 doanh nghiệp không nhập giọt xăng nào?

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), nguồn xăng dầu nhập khẩu trong quý 3/2022 của các doanh nghiệp đầu mối giảm mạnh. Cụ thể, trong quý 3, sản lượng nhập khẩu xăng giảm đến 40%, dầu diesel giảm 35% so với quý 2.

Đặc biệt, theo Tổng cục Hải quan, chỉ có 19 trong số 33 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu nhập khẩu, còn lại không thấy nguồn hàng về. Trong đó, có thương nhân đầu mối thường nhập khẩu với số lượng lớn, nhưng quý 3 cũng không nhập, như Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil. 

Hay 2 doanh nghiệp đầu mối khác cũng không có lượng nhập hàng ghi nhận trong quý 3, đó là Công ty cổ phần Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xăng dầu Tín Nghĩa.

Câu hỏi đặt ra là, đối với 14 doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu còn lại, trong quý 3, hạn mức nhập khẩu là bao nhiêu? Việc kiểm tra, kiểm soát nhập khẩu theo hạn ngạch được Bộ Công Thương kiểm tra, rà soát đối với những doanh nghiệp này ra sao - trong bối cảnh xăng dầu trong nước bán nhỏ giọt, người dân phải chờ hàng tiếng đồng hồ để đổ xăng.

Trao đổi với Lao Động về vấn đề này, một chuyên gia có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực xăng dầu nhận định, trong 33 doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu, phân nửa doanh nghiệp không lấy mục đích kinh doanh xăng dầu, mà sử dụng hạn mức vay ngân hàng, ưu đãi được các doanh nghiệp nước ngoài cho nợ tiền hàng với lãi suất 0% để sử dụng vào mục đích kinh doanh khác như bất động sản, nông sản, tài chính...

 

 Một cây xăng ở Bình Dương đóng cửa. Ảnh: Đình Trọng

Về vấn đề điều hành giá, theo vị chuyên gia này, theo nguyên tắc, điều hành giá xăng dầu sẽ lấy giá bình quân của thế giới 10 ngày trước để làm căn cứ tính giá cơ sở, áp dụng giá cho 10 ngày sau. Như vậy, giá cơ sở xăng dầu được áp dụng tại thị trường Việt Nam sẽ chậm hơn giá thế giới khoảng 20 ngày.

Khi chậm hơn 20 ngày, với nhà điều hành, khi điều chỉnh giá của 10 ngày trước sẽ biết được xu hướng giá của 10 ngày tiếp theo như thế nào, từ đó, điều chỉnh giá cho phù hợp, doanh nghiệp đỡ lỗ.

"Từ những nguyên nhân trên, khi có biến động thị trường hoa hồng của doanh nghiệp trong nước; cộng với việc đến kỳ hạn trả tiền hàng xăng dầu cho doanh nghiệp nước ngoài, mà doanh nghiệp được cấp phép đầu mối xuất nhập khẩu kinh doanh xăng dầu trong nước chưa trả được nợ sẽ bị ngân hàng bảo lãnh, cho vay trong nước siết lại hạn mức tín dụng,

Hệ luỵ sẽ dẫn tới đứt nguồn, hụt sản lượng nhập khẩu cho tiêu dùng trong nước, làm ảnh hưởng chung đến hạn mức, vốn vay của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chân chính khác ở trong nước", vị chuyên gia bày tỏ.

Cứng nhắc, thiếu linh hoạt trong điều hành

Sau những phản ánh của doanh nghiệp về việc chiết khấu hoa hồng về 0, chi phí định mức chưa tính đúng, tính đủ cho doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp càng bán càng lỗ, mới đây, Bộ Tài chính đã quyết định điều chỉnh tăng mức chi phí vận chuyển xăng dầu từ nhà máy về cảng và mức premium trong nước trong giá cơ sở mặt hàng xăng dầu vào kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 11.10.

Tuy nhiên, theo TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, để xảy ra những xáo trộn trên thị trường xăng dầu thời gian qua, nguyên nhân căn bản là sự cứng nhắc, thiếu linh hoạt trong điều hành và là bài học cần được rút ra cho các cơ quan quản lý trong thời gian tới.

"Tôi nghĩ rằng ở đây có nhiều bài học cần phải được rút kinh nghiệm, tức là phải có phản ứng kịp thời, nhưng đồng thời cũng phải đối thoại với các doanh nghiệp, tính toán đầy đủ các chi phí của doanh nghiệp và tạo động lực lành mạnh và cần thiết cho các doanh nghiệp", ông nói.

Đồng quan điểm này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho rằng, về quản lý thị trường xăng dầu của Bộ Công Thương đang có vấn đề - khi mà thị trường thay đổi rất nhanh chóng nhưng chúng ta chưa theo kịp.

Trước hết về cơ chế, hiện cơ chế giữa doanh nghiệp đầu mối với doanh nghiệp phân phối và bán lẻ chưa rõ ràng, cụ thể. Tính độc lập (tương đối) và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp ở từng khâu chưa được đề cao và chưa mang tính độc lập. Vì thế, cho nên việc "ép giá" đã xảy ra.

Điều thứ hai, chúng ta thấy rằng do việc không tính đúng, tính đủ nhu cầu và sản lượng tiêu thụ của từng địa phương. Cần phải cụ thể từng tháng, từng quý để đảm bảo nhu cầu, không để thiếu đột xuất.

"Thêm nữa, việc phân phối hạn mức nhập khẩu đã có, nhưng khâu kiểm tra, giám sát xem các đầu mối có nhập đúng, nhập đủ theo đúng thời hạn quy định hay không cũng là một đòi hỏi rất quan trọng", ông nói.

Làm thế nào để lập lại trật tự thị trường xăng dầu?

Sáng nay 12.10, Bộ Công Thương họp bàn với các doanh nghiệp về vấn đề xăng dầu. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh thị trường này có những dấu hiệu bất ổn với hàng trăm cây xăng bị gián đoạn về nguồn cung khiến đời sống của một bộ phần người dân bị đảo lộn. Giới chuyên gia nhấn mạnh, đây là hiện tượng chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử và cần có giải pháp căn cơ để xử lý dứt điểm tình trạng này.

Thống nhất vấn đề chiết khấu

Vấn đề cần bàn là làm gì để lập lại trật tự thị trường xăng dầu? Trao đổi với Lao Động, một doanh nghiệp xăng dầu đã bị đóng cửa 5/6 cửa hàng cho biết, việc cần bàn nhất bây giờ là làm sao để thống nhất vấn đề chiết khấu giữa nhà cung cấp với các cửa hàng bán lẻ.

Cụ thể, Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu quy định: Giá xăng dầu thế giới do Liên Bộ Tài chính - Công Thương xác định theo nguyên tắc tính bình quân theo số ngày có giá giữa hai kỳ công bố giá cơ sở căn cứ theo giá các sản phẩm xăng dầu được giao dịch trên thị trường quốc tế. Nghĩa là tính bình quân của khoảng 10 ngày sát gần ngày nhất công bố giá cơ sở.

Vị này cho rằng, cách tính này chưa hợp lý vì có nội dung "thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu có tổ chức hệ thống phân phối xăng dầu phải bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng 20 ngày cung ứng…".

Điều này có nghĩa một doanh nghiệp mua xăng dầu phải chịu giá vốn của hàng tồn kho  được tính trên giá xăng dầu thế giới từ 20 ngày trước đó. Vì vậy, nếu 10 ngày trước đó mua giá cao thì xem như doanh nghiệp lỗ trắng 10 ngày đó nếu chu kỳ điều hành kỳ này giá bán lẻ giảm.

Tương tự, nếu giá xăng dầu thế giới liên tục giảm và các kỳ điều hành giá bán lẻ liên tục giảm thì doanh nghiệp đầu mối liên tục bị lỗ, kéo theo chiết khấu liên tục bị bóp lại đến 0 đồng, thậm chí là âm khi công thêm phí vận chuyển. Chính vì vậy, trong cuộc họp bàn với Bộ Công Thương, Tài chính sáng nay, nhà quản lý cần thống nhất lại vấn đề chiết khấu để doanh nghiệp không phải "gồng" lỗ.

Nhiều cửa hàng xăng dầu phải đóng cửa vì vấn đề chiết khấu không đảm bảo. Ảnh: CTV

Nhiều cửa hàng xăng dầu phải đóng cửa vì vấn đề chiết khấu không đảm bảo. Ảnh: CTV 

TS Nguyễn Quốc Việt -  Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách cho rằng, liên quan vấn đề chiết khấu, nghe qua tưởng như khúc mắc giữa doanh nghiệp đầu mối và thương nhân phân phối, rồi do độc quyền đầu mối, dẫn đến ép hoa hồng để tránh lỗ, lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí.

Tuy nhiên, bản chất không phải như vậy, bởi hiện số doanh nghiệp đầu mối tạm ngưng nhập khẩu là có thật, sản lượng nhập giảm mạnh cũng có thật.

"Vì lẽ đó, cần xác thực được việc chiết khấu thỏa đáng trong khi toàn bộ định mức chi phí đầu vào cho đến giá bán lẻ đều do liên bộ quy định? Trách nhiệm ở đây là của 2 bộ quản lý. Trong đó, quản lý hệ thống doanh nghiệp đầu mối, điều tiết nguồn cung tự chủ và nhập khẩu thế nào hoàn toàn thuộc về Bộ Công Thương", ông Việt nói. 

Nói hộ "tiếng lòng" cho 13.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa bán lẻ xăng dầu hoạt động (trong tổng số 17.000 cửa hàng xăng dầu cả nước), đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam kiến nghị "cần tách riêng chi phí cho khâu bán lẻ xăng dầu, xác định tỷ trọng chi phí bán lẻ trên tổng số chi phí để dễ áp dụng và thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa".

Cần mổ xẻ công tác điều hành

Theo các chuyên gia, bên cạnh việc giải quyết vấn đề về chiết khấu thì cần bàn nhiều về vấn đề điều hành. Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh đánh giá, để xảy ra những xáo trộn trên thị trường xăng dầu thời gian qua có nguyên nhân căn bản của việc cứng nhắc, thiếu linh hoạt trong điều hành và là bài học cần được rút ra cho các cơ quan quản lý trong thời gian tới.

"Tôi nghĩ rằng ở đây có nhiều bài học cần phải rút kinh nghiệm, tức là phải có phản ứng kịp thời, nhưng đồng thời cũng phải đối thoại với các doanh nghiệp, tính toán đầy đủ các chi phí của doanh nghiệp, và tạo động lực lành mạnh và cần thiết cho các doanh nghiệp.

Tôi rất mong là Bộ Công Thương và các doanh nghiệp sẽ đối thoại với nhau và tìm ra giải pháp để giải tỏa căn bản tình trạng ách tắc hiện nay....", TS. Lê Đăng Doanh nói.

Một điểm nữa mà các chuyên gia muốn Bộ Công Thương làm rõ là việc giảm nhập khẩu trong quý III tới 40% với xăng và 30% với dầu. Báo cáo từ Bộ Tài chính cũng nêu rõ, có tới 14 doanh nghiệp đầu mối không nhập khẩu, trong đó những doanh nghiệp đầu mối lớn không nhập khẩu cả quý III.

Vậy, vấn đề đặt ra là việc kiểm tra, kiểm soát nhập khẩu theo hạn ngạch của những doanh nghiệp này được Bộ Công Thương giám sát ra sao, trong bối cảnh nguồn cung trong nước thể hiện những bất thường...

 

(Biên Soạn Ms Sang)

Bình luận

Nhận tin tức qua email Mới
0938.508.777 logo Liên hệ qua mail logo Liên hệ qua Zalo logo Chat trực tiếp qua Fanpage logo
double-up.png